Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Ai cũng có một con rắn hổ mang trong người


AI CŨNG CÓ MỘT CON RẮN HỔ MANG TRONG NGƯỜI.
Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Đêm đó tôi mơ có một loài rắn, à cũng không phải là rắn, đầu nó bạnh ra bẹp dí, thân bẹp dí, đầu đuôi phình to nhưng cũng bẹp dí. Một con, không hai con đang bám sát lấy tôi. Nó bò lên chân tôi, khi nó bò ra khỏi, chân tôi hiện lên hai vết sâu đâu rát. Đang khổ sở với vết đau bỗng có một con khác xuất hiện to lớn và là rắn. Nó nhìn tôi ướt át thương hại … tôi chạy… chạy mãi và rơi vào vực sâu thẳm. hai tay dang ra như nhảy dù hồi trẻ con. Đúng rồi hồi nhỏ leo lên trần nhà học theo các vận động viên nhảy dù, tôi vơ lấy cái ô của mẹ, xòe xòe toe toét, bịch! Hè đó tôi nằm viện hai tuần. Tôi nhắm mắt nhớ để vĩnh biệt, ánh mắt của mẹ. Bịch, tôi rớt trên một tán cây. Tôi bật dậy. Phòng. Không có ai.
Ngày, tháng năm..
Đạp xe đi giữa nắng thật nắng. Đạp dốc vì đã quen đi xe máy. Bên trên cầu một lão xích lô đang ngồi nheo mắt vì nắng? hay vì gì? Xích lô lông chổng bên đường. Tôi vẫn đạp xe mà mắt đâu nhức, vì nắng?
Kí ức. của tôi không nhiều những thứ đẫm lệ, cũng chẳng đầy ắp những tiếng cười. kí ức của tôi đặc biệt lại tràn ngập sự chạy trốn. sự chạy trốn đầu tiên mà tôi còn nhớ là … cuộc đánh nhau giữa tôi, con bạn với thằng bạn. Bụi tung mù mịt. con bạn kéo rách túi áo của thắng bạn. Sau đó tôi lấy dép thằng ban chạy một mạch. Cứ chạy mãi chạy về nhà cất. Lớp 5. Thằng bạn mới tự tự cách đây một tháng lúc 3h sáng. Kí ức tiếp theo là cuộc chạy trốn khi lớp 2. khi đó ngồi cùng bàn với tôi là cậu bạn tên Thà. Một lần nọ tôi vô tình nhặt được cái thước của cậu ta nhưng t không trả, cậu ta đòi, tôi không trả và cậu ta đã nói với thầy. Thầy cầm cái thước hỏi tôi : cái này có phải của em không? Tôi nói đó là của ông tôi làm cho. Nhưng cậu bạn kia lại khóc và thầy giáo đã đưa cái thước cho cậu bạn và nói thầy sẽ về hỏi ông cháu. Về bị đánh đòn tóe loe, bài học về sự dối trá. Cuộc chạy trốn thứ 3 là khi … hôm nay đang bắt đầu… khi tôi gặp Y. Y là ai?
Một lần khi có một đứa trẻ hỏi Y tại sao ăn cơm lại nhanh lớn. Y im lặng… cả những gì sau này nữa khi nhớ về câu hỏi của đứa trẻ con đó Y vẫn im lặng. Trong tiềm thức chiếc thì đút vào miệng ồng ồng cơm, nước, thức ăn, nghẹn và tiếng la ó hiện về mồn một trong căn phòng đệm trắng chất trắng và phấn trắng. Mẹ Y họa sĩ , không đẹp, chẳng nổi tiếng và tranh không bán được bởi tranh của Bà toàn màu trắng. Lúc thì trắng tinh, trắng toát, lúc thì trắng đục, đôi lúc vô tình Y làm đổ mực đen đúa. Sông nhờ tiền trợ cấp của ông ngoại, hai mẹ con chẳng bao giờ nói với nhau nhưng xa nhau thì không thể. Hai chiếc bóng cũng cần có nhau. Những miếng cơm của bà đút là sự vỗi vã, đau đớn, hận thù và giọt nước mắt mà sau khi lớn lên chút Y mới hiểu được. Những hình ảnh nhập nhằng của bà với những người đàn ông tới  lúc đêm khuya từ đó khiến Y căm cái miệng của phụ nữ, đến nỗi khi nhìn thấy cái gì tương tự Y nôn lập tức. Chẳng có một người bạn, y cứ lủi đi qua những năm tháng học trò để khi trở thàh một họa sĩ y lại dùng màu đen làm chủ đạo cho tranh của mình.
Nhấp từng tí cf đên đặc không đá ko đường, Y lang thang bên góc của một ngôi nhà cổ, ẩm ướt và lòng day dứt. Có một Cô gái đang đợi anh ở đó. Nhìn thấy anh cô giá bỏ quyển sách “Gặp lại” của xuống nhẹ nhàng hôn lên đôi má đầy màu vẽ đen của y và mỉm cười. Y quay đi và bước, tim nặng trĩu. Này anh!  cô gái gọi, Y ngoảnh lại. 3 ngón tay của cô gái đưa lên. Y gật đầu và bước tiếp ùa chạy với nỗi niềm không thể có cách nào khác. Bởi cô gái ấy đã dùng miệng hôn lên má Y.  3 ngón tay như lời hứa của y 3 lần hôn, Y không nôn thì Y sẽ yêu cô ấy. Mà sao không thể khó quá như giấc mơ hãi hùng. Một con khỉ muốn sang sông đành phải gửi từng bộ phận qua trước để cuối cùng chỉ còn quả tim chìm giữa sông, miên man với đất trời và trôi vào rừng, Y có trôi về rừng được không, Y cũng là con khỉ mà, con khỉ ừ là con khỉ.
Y về, mẹ Y đang lúi húi, cơm nhòa nhoẹt, Y ăn cơm mẹ nấu. cải bắp sao hôm nay đen quá, mẹ bảo mẹ đổ nhầm màu vẽ. Y vẫn ăn, mẹ y vẫn ăn. Thỉnh thoảng hai mẹ con liếc nhìn nhau. Ăn xong hai mẹ con đi uông becborin. Y pha thêm 2 gói mì.  Nhìn bầu trời kịt đen, bỏ dở bát mì, Y vẽ. Vẽ không nghừng nghỉ. Là một bầu trời đen, hai còn rắn đen cuồn cuộn lồng vào nhau, rằn rện máu đen, đôi mắt ti hí đục ngầu. Tưởng như chúng đang ập tới nuối chủng căn nhà của mẹ con Y. Thấp thoáng có cô giá màu xám sau tấm lưng của hai con rắn. Thấy cô giá, Y không vẽ nữa. bức tranh được đặt giữa nhà. Chuông điện thoại reo, của cô ấy: “Cuộc sống mà, lặng lẽ đặt bên ta những người bạn, mang tặng ta những niềm vui có thể ta giành được trong đấu tranh, chờ đợi nhưng cũng lặng lẽ cướp đi của ta những điều quý giá nhất một cách bất ngờ và đau đớn. Trong cuộc đời có những ngưỡng cửa không thể vượt qua mà chỉ dám nhìn trong nuối tiếc giá như… để rồi bước đi và cố gắng tìm ra chân lí cho chính bản thân dù biết sự mất mát vẫn có thể xảy ra. Sống là biết đấu tranh, bước qua nỗi đau hiên ngang để hạnh phúc luôn mỉm cười với những người ta yêu thương và cho chính bản thân ta. Anh à tại sao không thể?” Nói xong cô ấy khóc nức nở. Y cười ha hả, rồi tắt máy như một thằng điên. Y dựa sát vào tường lấy lọ màu vẽ đổ lên đầu, đen kịt cả khuôn mặt. Một, hai, ba không bốn … tất cả, mẹ nó oằn lên đau đớn, ba nó không thằng khốn nạn đó đẩy Y ra ngoài, đóng cửa lại. Y gào thét bất lực.  Không thể! Y vùng chạy.
Trong cơn nhập nhoạng, cô gái ấy đến bên Y, dìu Y về nhà. Nấu cho Y và mẹ Y ăn. Ngon và không có màu trắng và đen. Lần đầu tiên mẹ Y hôn lên má Y. Giật mình mênh mang, Y ôm mẹ khóc. Màu đen hòa vào màu trắng và cả màu hồng bên cạnh, những bàn tay và nỗi đau tan theo nước mắt…
Đêm tôi về, tôi nằm mơ thấy hai con rắn nhưng chúng mỉm cười và âu yếm tôi. Ngủ dậy lão chồng tôi mới vẽ xong bức họa “cô gái ngủ muộn” và đã mua tờ báo mới để trên bàn. Tôi vớ lấy đọc
Thông báo: Ngày tháng năm: một họa sĩ trẻ đầy tài năng đã ra đi ở tuổi 25, phòng tranh đã được bà mẹ bán đấu giá. Toàn bộ tranh mang tên “rắn ngủ yên”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét